About Me

My photo
Đây là trang lời nói chân thật, từ trái tim, cứ nói thật, sống thật. Không gì hạnh phúc cho bằng khi chúng ta sống thật lòng.

Tuesday 28 March 2017

Lỗi tại tôi

"Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm" Tôi đã đọc bài thơ từ trên mạng ngày nào, nghe mà nhục cho một dân tộc. Hơn 40 năm giải phóng đất nước rồi, nhiệm vụ của mỗi công dân là phát triển và bảo vệ đất nước. Nhưng đáng thương cho một dân tộc vân ngậm ngùi làm nộ lệ cho kẻ ngoại ban. Các bạn trẻ ơi, hay thức tỉnh đi. Các bạn đã có một đất nước thống nhất rồi đấy, hãy cùng nhau bảo vệ, cùng nhau làm tốt hơn. Việt Nam không phải là bải rát của Tàu cộng. Cũng không phải là nơi để họ lấn át người dân. Nhưng sau chỉ có một ích người lên tiếng bên vực… còn bao nhiêu triệu người khác thì sau? Các bạn đến trường, câu nằm lòng mà ai cũng nhớ "yêu đất nước, yêu đồng bào". Tự hỏi xem các bạn đã yêu nước như thế nào để Tàu cộng chiếm lãnh thổ, yêu đồng bào- để dân Trung Quốc hiếp đáp, tàn nhẫn với dân. Vận nước Việt còn nhiều u ám, người dân nghèo thì không có phương tiện về thông tin, kẽ khá khá thì bận rộng với những nhịp sống điện tử tân tiến, còn người sang trọng thì chỉ biết ăn chơi và làm sau cho có tiền nhiều hơn nữa. Cho nên, dù có nhiều tài liệu, thông tin thì cũng một chiều. Người Việt trong nước nên thức tỉnh, hay cùng nhau làm cho đất nước của bạn trở nên tốt thêm. Hay tin vào bản thân, không nên trông cậy và ảo tưởng vào những người Việt Hãi Ngoại, họ không thể giúp gì hơn ngoài tài chánh, tin tức. Người dân trong nước mới thực thụ là sức mạnh của cao trào dân chủ. Dân chủ không phải tự nhiên mà có, không phải những lãnh tụ tạo ra. Mà là từ sự đồng lòng của mọi người dân. Các bạn không thể đổi lỗi hết cho những kẽ cầm đầu tham nhũng, cướp bóc người dân. Không đổ lỗi hết cho những người lãnh tụ bán nước cho Tàu cộng. Người có lỗi lớn nhất chính là quí vị, những nhà tiến/thạc sĩ học, những nhà tu hành- là những người trí thức, học sâu (xin đừng nói nhà tu không đụng ̣đến chính trị- việc nước là của toàn dân!) Tôi buồn cười cho những người gọi là nhà tranh đấu. Mộ̀t số người đứng lên ôn ào, rồi cuối cùng thì cũng định cư tại những xứ sở khác, rồi tiếp tục gọi là tranh đấu mạng. Ở quốc nội vừa có một nhén lửa tranh đấu nhỏ nhoi thì đồng bào Hãi Ngoại đã cứu vớt họ sang nước ngoại. Vậy thử hỏi chừng nào mới có ánh lửa cùng cháy to được. Nếu là người thực sự yêu nước tôi khuyên các nhà tranh đấu. Hay đứng lên với đôi chân của mình. Đừng chốn chui như những nhà tranh đấu cuội. Đất Việt đang cần những người anh hùng như các bạn- Những người tranh đấu cho đất nước tốt hơn là những người hết sức văn minh. Hay cùng nhau lên tiếng cho thế hệ sau được tốt hơn. Bạn đang còn nước, hàng triệu dân đang còn nước, đừng để một thiểu số người làm mất nước bạn nhé. Đừng trông cậy vào ai hết, vững tin, đất Việt đang cần bạn đó...

Wednesday 22 March 2017

Xem Chuyện người biết chuyện ta.

Có những chuyện rất hiển nhiên, nhưng có số người vẫn còn cố chấp không giám đương đầu với sự thật. Với vài dòng tâm sự cùng bạn trẻ về xứ Hàn. Mong bạn đọc cùng nhau tham khảo và có một cái nhìn trung thực hơn về đất nước và cuộc sống. Chiến tranh giữa Nam, Bắc Hàn kéo dài từ năm 1950 đến nay. So sánh giữa Nam và Bắc chắc chắn ai cũng thấy được sự vược bực của Nam Hàn. Hầu hết những thứ điện tử ta dùng đều đến từ Nam Hàn, chẳng hạn những chiếc phone ban đang xài, tivi bạn đang xem, tu lạnh … Còn những thứ như: mù chử, đói khát, thiếu ăn, thiếu mặc .. Thì lại được sản xuất từ Bắc Hàn. Trong khi người dân phía Nam được sống âm no, thịnh vượng, được hít thở những diệp sống mà cả thế giới trân quý- đó là tự do, dân chủ. Thì dân phía Bắc lại bị cai trị, lầm than trong bước tường độc trị. Cùng một giống nòi, cùng một đất nước, nhưng tại sao vận mệnh của Nam và Bắc chên lệt như thế? Có lẻ một chúc gì cho ta thấy, chủ trương, lý thuyết của Cộng Sảng đã và đang sai chăng? Nếu đúng thì tại sao khối Cộng Sản đang từ từ tan rả và hội nhập nền tự do, dân chủ. Đúng với câu mà ta thương nghe những bật tiền bối hay nhắc nhở. "Nên lựa bạn mà chơi, con à". Có phải Nam Hàn đã may mắn chọn cho mình một người bạn, cho nên người dân mới được ấm no, hạnh phúc thật sự. Giật mình khi thấy sao Bắc Hàn giống đất Việt ta quá. Họ và ta đã kết lầm bạn rồi chăng?. Lựa bạn mà chơi…

Wednesday 29 August 2012

Một vòng tròn


Thằng Tuấn chạy ùm vào nhà, không nói, không rằng..
Tuấn vốn là đứa bé dễ thương, học giỏi, ngoan nên ai ai cũng yêu bé. Cứ mỗi lần đi học về bé thương xà vào lòng mẹ, chào hỏi thật lâu bé mới đi chơi, Nhưng hôm này cả nhà ai ai cũng ngạc nhiên, lo lắng, không hiểu chuyện gì xảy ra cho con đây?

“Có chuyện gì vậy hả con?”, Bà Mẹ nhỏ giọng lo âu hỏi.

Ô kìa thằng bé ngồi dưới đất ở góc giường, bà mẹ đau lòng quá, nhưng vẫn cố tươi cười với con. Bà hỏi bé yêu của mẹ, bà vỗ về thằng bé, chuyện gì? kể cho mẹ xem. Có mẹ đây còn cứ yên tâm nhé.
Bà mẹ cố nói vu vơ hết chuyện này sang chuyện khác, song cuối cùng thằng bé cũng chịệu kể với mẹ,

“Mẹ biết không, hôm nay sau khi đi học về con chứng kiến một cảnh ghê gớm lắm”
“Chuyện thế nào vậy con”, Mẹ lo âu, nôn nóng hỏi
“Con thấy một chú công an rượt một người chạy xe và nắm áo người ta ném xuống đường, máu me kiếp quá.”, “Làm gì thì làm người ta cũng là con người mà” thắng bé thêm.

Có lẽ hình ảnh của những chú công an mà thằng bé mơ ước là những người dũng cảm ,thẳng thắn, Có lẽ giấc mơ của Tuấn trở thành chú Công an bị tan mất. ..

Biết an ủi con sao, đó là những sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống hiện tại, những cảnh đó đối với tuổi đời bà thì đã chứng kiến quá nhiều rồi xem ra cũng tẻ nhạt, Ai ai cũng bất mãng, không ai nói và làm gì được kéo theo là những sự lạnh lùng đối  sử của người với người.
Biết rằng chuyện con mình lớn lên gặp phải trong xã hội này trái ngược với những lời ru, dạy ,nuôi con khi còn bé. Những lời khuyên bảo trái ngược với những tệ nạn của những người có uy quyền. Biết sao hơn Bà Mẹ lại khuyên con những lời ngon ngọt để con quên đi cái ác mộng mà con đang tiến đến mỗi lúc mỗi gần hơn.

Thời gian trôi qua mau.

Hôm nay con mình ra trường, thấy con trưởng thành, và đạt được ước mơ. Nồi vui của Mẹ không tả hết. Tuấn ôm Mẹ long rất hân hoan. Nay  nhìn Mẹ Tuấn như thâm nhận công lao nuôi nấng, tháng năm tảo tần của Mẹ, Nhìn bàn tay khô cằn của Mẹ Tuấn xót xa vô cùng và tự hứa với mình xẻ làm mọi việc cho Mẹ vui lòng.

Lật bật cũng hai năm kể từ ngày Tuấn ra trường. Công việc của Tuấn rất trôi chảy, bạn đồng nghiệp ai ai cũng mến, Chức tước lên rất lẹ, cho nên nhà cửa không còn như xưa. Mẹ Tuấn cũng không còn vất vả. Bà rất hài lòng với con, tin tưởng những gì con làm.
Ngày sinh nhật của con sắp đến. Mẹ Tuấn âm thầm sắp xếp để con có chức ngạc nhiên. Bà cùng một số bạn  đi mua sắm cho con. Bà hạnh phúc lắm khi nghe những lời ca tụng của bạn bà.
 “Cháu Tuấn nhà chị thật ngoan quá, bao giờ thì chị có con dâu  đây “…. Lời qua tiếng lại ai ai cũng vui vẻ. Đột nhiên bà Phúc la lên. 
“Xem kìa thằng công an nào bất nhân quá…”, “nó  đá, nó đánh người …” bà Hạnh thêm vào. “Ô, ai giống .   giống . giống …” Mẹ Tuấn nghẹn lời  ….

“”Mẹ ơi” con về rồi, nhưng thường lệ, Tuấn luôn luôn vui vẻ khi đi làm về, luôn luôn to tiếng mừng gọi Mẹ .Khác hẳn như mọi ngày, căn nhà có vẻ vắng lặng và nặng nề. …
“Con đã về à”, bà Mẹ cố nén nỗi long, “thôi vào tắm rửa ăn cơm đi con”.

Tuấn có linh cảm Mẹ không hài lòng điều gì về mình. Hai Mẹ con dùng cơm, Tuấn   đâu biết được Mẹ mình đang nuốt những nỗi đau của một bà Mẹ đã nuôi nắn con thành người. Nhưng vòng tròn của xã hội  luôn quay và con mình là nạn nhân. Mẹ vẫn dạy con câu “gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn”. Một giọt nước mắt khô khan đông trên mắt Mẹ












Tuesday 1 May 2012

Tháng Tư Đen, sau 37 năm...


H vào tháng Tư, bà con Vit Nam hi ngoi xôn xao và nh v mt lch s m đm,  đen ti ca chiến tranh trên mãnh đt yêu du, quê hương Vit Nam. Mt lch s  đau lòng và tri dài đến gn 4 thế k nhưng người Vit vn không nguôi.

Nói gì thì nói, cãi gì thì cãi, người dân hải ngoại đã thu tận gốc, khó lời chối cãi. Một thí dụ điển hình cho thấy, khi toán người dân Việt di cư sang các quốc gia khác. Chính phủ Việt Nam đã cài bao nhiêu tình báo viên sang theo, và những người tình báo viên này đã phá quấy biết bao nhiêu tổ chức của đồng bào hải ngoại. Đã hủy hoại lòng tin của những người trong và ngoài nước. Bao nhiêu tổ chức đã bị ngấm ngầm phá hoại, do sự thơ ngây của các ban tổ chức.


Chúng ta gần hơn 4 thế kỷ đã và đang chê trách đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng chính đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam rất nguy mô. Chúng hiểu được một số người dân hải ngoại tham lam danh vọng. Chúng đã hô hào người này, ca tụng người kia để rồi phá hoại nội bộ của các tổ chức, cộng đồng.


Những điển hình cụ thể là có tổ chức nào của dân Việt hải ngoại vững mạnh, uy tín??? Có tổ chức nào mà không có con sâu phá đám. Chì vì một số người háo thắng, tham danh và thích ồn ào cái “ta” của mình nên mới không thấy đều ấy.


Đã gần 4 thế kỷ, kể từ bị mất nước đến nay. Đất nước Việt Nam thực sự có hòa bình chưa?


Hãy nhìn nhận một cách thực tế thì đất nước Việt Nam đang đi đến con đường dân chủ và đa đảng. Đảng cộng sản vô tình đang từng bước dạy cho người dân biết đứng lên cho công bình, thí dụ Nguyễn Thị Công Nhân, LS Hà Vũ, LM Lý ... Tuy tiếng vang không to lắm nhưng cũng đủ cho người dân thấy được những tấm gương yêu nước, và thấy được bộ mặt thật của ĐCSVN.


Cánh cửa mở lối dẫn đến con đường nói trên rất gần, nhưng cũng xa thăm thm. Chính phủ Việt Nam bây giờ  giống như khu rừng khô, chỉ cần tập hợp một ngọn lửa to, thì đám rừng kia sẽ mãi mãi không còn.


Hãy nhìn lại những bức tranh được tô màu cho công cuộc tranh đấu cho quê hương. Tuy họ là những ánh lửa nhỏ bé, cháy phập phồng rồi  tắt, tuy họ là những ánh lửa nhỏ nhoi, không thấp sáng được cả khu rừng, Nhưng họ là những người dẫn lối tâm tối để mọi người thấy  được những tia hy vọng về mai sau. Rồi sẽ có một ngày nó sẽ lan tràn và đốt cháy cả khu rừng.


Con đường dân chủ, đất nước đa đảng sẽ xa thăm thm khi người dân lơ là và chấp nhận cuộc sống hiện tại. Nhưng chích phủ Việt Nam khó lòng tránh khỏi làn sóng đổi mới khi những áp lực q nặng nề trên mỗi  người dân. Chính phủ Việt Nam có siêu sao đến  đâu đi nữa nhưng vận mệnh của khối cộng sản sẽ không còn.


Cánh cửa thương mại của nước ngoài đầu tư vào VN, đó là xu hướng tốt cho sự đổi thay của một đất nước đầy tham nhũng.


Cướp đất của dân làng, bán đất cho ngoại xâm. Đó là những sức ép mà người dân sẽ bùng lên.


Đã gần 4 thế kỷ trôi qua người dân hải ngoại đã không phá được mạng lưới của cộng sản.  Đó là nỗi buồn chung cho khối Việt Nam lưu vong, đã không có một mạng lưới phá hoại như CSVN  đã gửi sang hải ngoại.


28 /04/2012




LamNgai

Saturday 28 April 2012

Lòng Dân…Ai hơn ai !


15/10/2011



Có nhiều mặt trận tranh đấu tự do cho Việt Nam, có nhiều tổ chức, những trang mạng điện tử, đài truyền thanh thông tin. Nhưng cũng không thể lay động được tinh thần tranh đấu cho người trong nước.
Không có một loại vũ khí nào lợi hại hơn là loại vũ khí lòng dân. Cho dù chúng ta có bao nhiêu lực lượng hùng dũng, vũ khí tối tân, mà lòng dân chưa có thì chúng ta cố làm gì, cố thông tin như thế nào đi nữa  thì kết quả cũng chẳng được là gì!
Lấy bài học của chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã quy động quân hùng, và những cố vấn chiến tranh giỏi vào Việt Nam. Họ đã mang bao nhiêu vũ khí, từ bộ binh, hải quân, không quân… Họ đã đánh bôm nát cả xứ Việt. Thế nhưng họ cũng phải rút quân về. Một trận thu hết sức nhục nhã của quân đội Mỹ  từ trước tới nay họ chưa bao giờ thua cuộc. Vậy thì tại sao Mỹ lại phải lao vào cảnh dở khóc dở cười như vậy? Nhiều nhà nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đã nhận định rằng, Mỹ phải rút khỏi  Việt Nam vì lòng dân của người Mỹ đã không hợp tác với chính phủ Mỹ về vấn đề đem quân sang Việt Nam. Vì sự không hợp nhất và sức ép của lòng dân, cộng thêm thời sự lúc bấy giờ của chính phủ nên họ đã chua cay rời khỏi Việt Nam. Đã tạo cho người Việt Nam một thế sự đến ngày hôm nay. Đấy là bài học rất quý cho chúng ta.
Người Việt hải ngoại cố gắng hơn 3 thập niên nay. Đã lập ra nhiều mặt trận, hầu hết những tổ chức này đã kích đường lối của Đãng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), vạch ra mặt thật của cộng sản cho người dân trong nước thấy, nhưng nguồn tin ấy chỉ lòng vòng trong nội bộ cộng đồng hải ngoại nghe!!!
Câu hỏi lớn nhất và đáng quan tâm nhất mà chúng ta đã không tìm cách giải quyết đó là làm sao phát huy được lòng dân trong (và ngoài nước) ?
Có phải đất nước chúng ta bị xâm lăng hơn ngàn năm trước, rồi chúng ta được giải phóng từ nô lệ, phong kiến…. cho đến nay. Cái kiếp bị nô lệ đã làm cho người Việt không còn ngẩn đầu lên chẳng ??? Không, người  dân Việt phải quý mến cái tự do mà Cha Ông đã dành cho họ. Người Việt Nam phải ngất cao đầu, hiên ngang và hãnh diện, vì họ nhất lòng tranh đấu. Lịch sử đã chứng kiến đều ấy.
Thế tại sao những người Việt đáng yêu đã bị những kẽ lộng hành đè bẹp? họ đã ngang nhiên biến đổi từ mỗi một người thành kẽ nô lệ? họ đã biến đất nước trở lại phong kiến, từ ngôn từ (đại gia ….) cho đến việc làm (kẽ ở, người làm, buôn bán người cho nước ngoài….)
Có phải lòng tranh đấu của mỗi người đã kiệt quệ rồi chăng? Hay người dân thực sự bị cái ảo tưởng gọi là cơm no áo ấm của Đãng đã che mắt? Không đâu , họ đã thấy và biết tất cả, nhưng đường lối siết chặt của nhà nước quá quy mô, những đường lối này đã đánh chết đi ý tưởng tranh đấu của người dân.
Lấy một thí dụ cụ thể. Gia đình anh Nam có hai người em nhỏ và mẹ già. Anh là nguồn cung cấp tài chánh cho gia đình. Anh rất yêu quê hương, không chịu cảnh trái tai , gai mắt. Thế nhưng anh cũng đành im lặng, phải làm lơ với cảnh đời! Nói sao được, tranh đấu thế nào? Ai là người sẽ nuôi nấng mẹ già và em nhỏ???? Khi lòng yêu nước của anh bị nhà nước bắt giữ!!!
Cụ thể hơn người Việt Nam vốn thích an nhàn, sao cũng được. Có thể người Việt Nam chúng ta đã trải qua quá nhiều chiến tranh, chết chóc, dân tộc đã đổ máu nhiều. Cảnh bị trị và chà đạp hôm nay  còn hơn những cảnh bất an, tù đày, và phải chứng kiến người cùng dòng máu cấu xé lẩn nhau. Từ đấy cho nên cuộc sống âm thầm ai triệu phận nấy. Đó là ván bài mà ĐCSVN đã nắm trong tay, đã đạp người dân đến khốn cùng vẫn không lên tiếng.
Chúng ta đã may mắn hơn cả triệu người Việt tại quê nhà, chúng ta đang hưởng thụ tự do dân chủ. Nhưng cũng có một số đông người rất quá khích về quá khứ. Họ đã không chấp nhận nhìn sự thật để có một bước đi vững vàng hơn. Ho cho là sống cái xã hội cộng sản là sống trong sự ảo tưởng. Nhưng thực tế họ là những người sống không thực tế. Trong thế giới được tự do và dân chủ  họ đã không làm được gì ngay cả sự đoàn kết, thì họ mong gì  kêu gọi người dân bị trị tại quê nhà đoàn kết tranh đu!!!
DeDai.

Saturday 7 April 2012

Thù, hận rồi cũng một đời


"Vô đi, chén này nửa thôi nghe anh Dịp" Bác Tám nói.
"Không, tôi không uống nửa đâu" Ông Dịp cằn nhằn, tay chân long thòn.
"Sao vậy, xiển rồi hả cha?" Bác Tám cười cười nói.
"Uống chén nửa thì không uống, nếu tiếp tục chơi tới thì tới luôn" Ông Dịp giọng lè kè nói, lộ vẻ bực mình.
Hai ông bạn lời qua tiếng lại không biết đến bao lâu....
Bác Tám và Ông Dịp trở thành đôi bạn thân từ bao giờ ai cũng không ngờ được. Chính họ đôi lúc chén xiển, chén say cũng không nghỉ ra.
Cuộc đời
Cuộc đời của hai người trong những thập niên trước là hai bối cảnh ngược ngạo, hai phương huớng đối nghịch nhau, nhưng họ là người yêu quê hương, đất nước bằng tấm long chân thật, họ đã thể hiện không những qua lời nói mà hành động.
Bác Tám, đã từng trôi nổi trên các vùng chiến thuộc, trận đánh nào cũng vẻ vang, nên chăng bao lâu huy chương khen ngơi được đeo đầy người.
Còn Ông Dịp cũng không kém vẽ vang hơn Bác Tám. Ông Dịp cũng từng là chú bé du kích của Cụ Hồ. So ra khinh nghiện chiến trường thì Ông Dịp trội hơn Bác Tám nhiều, vì Ông tham gia quân du kích của Cụ Hồ năm Ông còn 10 tuổi. Từ đứa bé ngây ngô ngày nào cũng vượt qua bao trân chiến nguy hiểm để mang thư tín cho đồng đội. Cho đến khi Ông trở thành chỉ huy trưởng của mặt trận giải phóng Việt Nam.
Có những lúc Ông kể lại những năm tháng nằm rừng, bụng đói, than rét vì ướt mưa. Rồi cũng có lúc Ông oang oang về những chiến tích hạ máy bay Mỹ mà không cần sung lớn, sung bé gì cả! Chiến sĩ cụ Hồ là chiến sĩ thép! Ông hãnh diện trong những lúc đọ chén với bạn bè. Bác Tám chỉ miểm cười, gật gù và có lúc đâm chiêu như nghỉ ngời về thời quá khứ, về những oai hung, về những hang ngàn tấn bom mà Bác cùng đồng đội đã oanh tạt. Đôi lúc nghỉ lại, Bác không biết đây là một vẽ vang hay một tội đồ đã giết chết vô sống người vô tội, người mang going máu Việt Nam.
Bác Tám không ồn ào như ông Dịp, Bác hầu như chỉ kể lại những quá khứ cho bản thân. Vì Bác nghiệm ra đây không phải là sự thành đạt gì cao qúi. Có những lúc Bác thấy ghê tởm cho chiến tranh Việt Nam, vì chiến tranh đã không mang lại cho bản thân một chúc gì cao qúi cả, mà là sự chết chóc của những người vô tội. Chiến tranh đã tạo hàng ngàn trẻ em mồ cồi, hàng ngàn gia đình phải ly tan, và bịnh tật đã để lại sao trận chiến v.v.
Cùng với bao nhiêu anh em đồng đội, số phận của Bác Tám cũng phải trôi nổi qua bao nhiêu trại cải tạo sao trận chiến, trong những năm tháng bi nhồi sọ trong những lao tù, không mấy ai nghe những tiếng thở than, chửi bới, hoạt câm ghét từ Bác. Không mấy ai thấu hiểu được Bác đang nghỉ gì... Cuộc sống trong lao tù bì hành hạ, lao công..v.v nhưng Bác không có một lời phàn nàn.
Duyên nợ
Gia đình ông Dịp có hai người con trai, tuổi còn nhỏ. Ông giạy con biết hiếu kính và tôn trọng Bác Hồ, người đã hy sinh cho Tổ Quốc. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã dạy cho chúng biết cuộc sống của Bác Hồ giảng dị ra sao. Ông dạy con phải biết trân trọng tấm gương của Bác và Đãng, đó là hai thứ mà ông Dịp rất trân quí.
Có đôi lúc thằng Tèo con nhà hang xóm chơi với bọn thằng Hiệp và Nguyên con của ông Dịp, thằng Tèo bảo "Bác Hồ để râu dài, thấy xấu và dơ quá, trông mắt cười". Thế là thằng Hiệp phóng nhanh về nhà mach Bố, hắn chạy nhanh như gặp phải quái vật vậy. Nó thở hổn hển gọi bố " Bố ơi, thằng Tèo nó nói sấu Bác Hồ, bố ơi", thằng Hiệp kêu la ôm xòm.
"Thế chứ chúng nó nói sao nè" ông Dịp hỏi con. "Tôi đã bảo các anh không được chơi với chúng mà" ông nói thêm.
Thằng Hiệp đem chuyện kể lại cho bố nó nghe. Nó coi đó như là một thành tích lớn, nó rất hãnh diện. Ông Dịp cũng thế, ông rất hân hoang về hành động của con. Tuy câu chuyện của trẻ con nhưng ông Dịp đã cho già đình thằng Tèo một trận. Kể từ đó về sau thằng Tèo chẳng giám nói gì đến Bác Hồ nửa.
Nhà ông Dịp rất đơn sơ, hai vách bằng lá, nhưng rất ngăn nấp, các thứ được xếp đặt gọn gàn đâu vào đấy. Nổi bật nhất khi vào nhà là bức hình khổn lồ. Nó trân trọng và có thể được lau chùi mổi ngày nên chẳng có miếng bụi nào cả. Ngày ngày ông ra vào đều nhìn lên bức hình như thổ lộ điều gì với bức tranh ấy. Ông bảo với hai thằng con của ông "đây là hình của cụ Hồ người hết cuộc đời đã đấu tranh cho đất nước và yêu đất Việt", ông gật gù như cảm thấy sư hân hoang trong câu nói ấy. Bên dưới bức tranh lại là một khung hình như trong khung chỉ có một bài viết chử ngoàn nghoè không biết là của thằng Hiệp hay Nguyên, hay là của ông Dịp. Trong khung đó là bài viết 5 điều Bác Hồ dạy. Ông rất hãnh diện nên đóng khung và treo kế bên hình Bác Hồ.
Những tháng ngày gần đây, Bà Tám người hàng xóm kề vách nhà ông Dịp, thấy ông có vẻ hơi kỳ kỳ. Đôi lúc ông gầm gừ một mình, mặt mày nhăn nhó khó coi. Bà Tám chẳng giám nói năng gì, chỉ lem lém giòm rôi quay đi.
Có lúc Bà Tám thấy ông Dịp mặt mày đau khổ, gầm gừ gì trong miệng, mắt nhìn đâm đấm vào bức hình khôn lồ treo ờ nhà, nhưng người đang ăn năng tội lổi với Chúa.
Bác Tám trở về
Sau bao nhiêu năm bị tù đầy, thân hình của người phi công năm nào, nay đã trở thành một người da bọc sương, lưng thì gù, chân đi thì như nhắt lên không được, tay long thòn nhưng người không có cảm giát. Bà Tám là người gần gủi với Bác Tám nhất không thể ngăn được going nước mắt, tuy Bà là người đi thâm nuôi và đã biết được chông mình ra sao khi còn trong lao ngục.

Còn tiếp..

Sunday 28 August 2011

Anh em nắm tay.


26/08/2011

Đứng lên anh em, ta cùng đứng
Xưng danh Quốc Việt, ta cùng ca
Ra đường tay nắm, ta đoàn kết
Hết đi một kiếp bị tù đày

Ngại gì đường trần mà không bước
Ước mơ tuổi trẻ bị giập tan
Than trời không thấu đời bất hạnh
Một kiếp tù đày vẫn còn mang.

Góp tay anh em, ta cùng hát
Xé nát tù đày, lấy tự do
Không còn lo nghĩ ngày đen tối
Nối góc Cha Ông xóa bạo quyền.

DeDai