About Me

My photo
Đây là trang lời nói chân thật, từ trái tim, cứ nói thật, sống thật. Không gì hạnh phúc cho bằng khi chúng ta sống thật lòng.

Saturday 7 April 2012

Thù, hận rồi cũng một đời


"Vô đi, chén này nửa thôi nghe anh Dịp" Bác Tám nói.
"Không, tôi không uống nửa đâu" Ông Dịp cằn nhằn, tay chân long thòn.
"Sao vậy, xiển rồi hả cha?" Bác Tám cười cười nói.
"Uống chén nửa thì không uống, nếu tiếp tục chơi tới thì tới luôn" Ông Dịp giọng lè kè nói, lộ vẻ bực mình.
Hai ông bạn lời qua tiếng lại không biết đến bao lâu....
Bác Tám và Ông Dịp trở thành đôi bạn thân từ bao giờ ai cũng không ngờ được. Chính họ đôi lúc chén xiển, chén say cũng không nghỉ ra.
Cuộc đời
Cuộc đời của hai người trong những thập niên trước là hai bối cảnh ngược ngạo, hai phương huớng đối nghịch nhau, nhưng họ là người yêu quê hương, đất nước bằng tấm long chân thật, họ đã thể hiện không những qua lời nói mà hành động.
Bác Tám, đã từng trôi nổi trên các vùng chiến thuộc, trận đánh nào cũng vẻ vang, nên chăng bao lâu huy chương khen ngơi được đeo đầy người.
Còn Ông Dịp cũng không kém vẽ vang hơn Bác Tám. Ông Dịp cũng từng là chú bé du kích của Cụ Hồ. So ra khinh nghiện chiến trường thì Ông Dịp trội hơn Bác Tám nhiều, vì Ông tham gia quân du kích của Cụ Hồ năm Ông còn 10 tuổi. Từ đứa bé ngây ngô ngày nào cũng vượt qua bao trân chiến nguy hiểm để mang thư tín cho đồng đội. Cho đến khi Ông trở thành chỉ huy trưởng của mặt trận giải phóng Việt Nam.
Có những lúc Ông kể lại những năm tháng nằm rừng, bụng đói, than rét vì ướt mưa. Rồi cũng có lúc Ông oang oang về những chiến tích hạ máy bay Mỹ mà không cần sung lớn, sung bé gì cả! Chiến sĩ cụ Hồ là chiến sĩ thép! Ông hãnh diện trong những lúc đọ chén với bạn bè. Bác Tám chỉ miểm cười, gật gù và có lúc đâm chiêu như nghỉ ngời về thời quá khứ, về những oai hung, về những hang ngàn tấn bom mà Bác cùng đồng đội đã oanh tạt. Đôi lúc nghỉ lại, Bác không biết đây là một vẽ vang hay một tội đồ đã giết chết vô sống người vô tội, người mang going máu Việt Nam.
Bác Tám không ồn ào như ông Dịp, Bác hầu như chỉ kể lại những quá khứ cho bản thân. Vì Bác nghiệm ra đây không phải là sự thành đạt gì cao qúi. Có những lúc Bác thấy ghê tởm cho chiến tranh Việt Nam, vì chiến tranh đã không mang lại cho bản thân một chúc gì cao qúi cả, mà là sự chết chóc của những người vô tội. Chiến tranh đã tạo hàng ngàn trẻ em mồ cồi, hàng ngàn gia đình phải ly tan, và bịnh tật đã để lại sao trận chiến v.v.
Cùng với bao nhiêu anh em đồng đội, số phận của Bác Tám cũng phải trôi nổi qua bao nhiêu trại cải tạo sao trận chiến, trong những năm tháng bi nhồi sọ trong những lao tù, không mấy ai nghe những tiếng thở than, chửi bới, hoạt câm ghét từ Bác. Không mấy ai thấu hiểu được Bác đang nghỉ gì... Cuộc sống trong lao tù bì hành hạ, lao công..v.v nhưng Bác không có một lời phàn nàn.
Duyên nợ
Gia đình ông Dịp có hai người con trai, tuổi còn nhỏ. Ông giạy con biết hiếu kính và tôn trọng Bác Hồ, người đã hy sinh cho Tổ Quốc. Tuy còn nhỏ nhưng ông đã dạy cho chúng biết cuộc sống của Bác Hồ giảng dị ra sao. Ông dạy con phải biết trân trọng tấm gương của Bác và Đãng, đó là hai thứ mà ông Dịp rất trân quí.
Có đôi lúc thằng Tèo con nhà hang xóm chơi với bọn thằng Hiệp và Nguyên con của ông Dịp, thằng Tèo bảo "Bác Hồ để râu dài, thấy xấu và dơ quá, trông mắt cười". Thế là thằng Hiệp phóng nhanh về nhà mach Bố, hắn chạy nhanh như gặp phải quái vật vậy. Nó thở hổn hển gọi bố " Bố ơi, thằng Tèo nó nói sấu Bác Hồ, bố ơi", thằng Hiệp kêu la ôm xòm.
"Thế chứ chúng nó nói sao nè" ông Dịp hỏi con. "Tôi đã bảo các anh không được chơi với chúng mà" ông nói thêm.
Thằng Hiệp đem chuyện kể lại cho bố nó nghe. Nó coi đó như là một thành tích lớn, nó rất hãnh diện. Ông Dịp cũng thế, ông rất hân hoang về hành động của con. Tuy câu chuyện của trẻ con nhưng ông Dịp đã cho già đình thằng Tèo một trận. Kể từ đó về sau thằng Tèo chẳng giám nói gì đến Bác Hồ nửa.
Nhà ông Dịp rất đơn sơ, hai vách bằng lá, nhưng rất ngăn nấp, các thứ được xếp đặt gọn gàn đâu vào đấy. Nổi bật nhất khi vào nhà là bức hình khổn lồ. Nó trân trọng và có thể được lau chùi mổi ngày nên chẳng có miếng bụi nào cả. Ngày ngày ông ra vào đều nhìn lên bức hình như thổ lộ điều gì với bức tranh ấy. Ông bảo với hai thằng con của ông "đây là hình của cụ Hồ người hết cuộc đời đã đấu tranh cho đất nước và yêu đất Việt", ông gật gù như cảm thấy sư hân hoang trong câu nói ấy. Bên dưới bức tranh lại là một khung hình như trong khung chỉ có một bài viết chử ngoàn nghoè không biết là của thằng Hiệp hay Nguyên, hay là của ông Dịp. Trong khung đó là bài viết 5 điều Bác Hồ dạy. Ông rất hãnh diện nên đóng khung và treo kế bên hình Bác Hồ.
Những tháng ngày gần đây, Bà Tám người hàng xóm kề vách nhà ông Dịp, thấy ông có vẻ hơi kỳ kỳ. Đôi lúc ông gầm gừ một mình, mặt mày nhăn nhó khó coi. Bà Tám chẳng giám nói năng gì, chỉ lem lém giòm rôi quay đi.
Có lúc Bà Tám thấy ông Dịp mặt mày đau khổ, gầm gừ gì trong miệng, mắt nhìn đâm đấm vào bức hình khôn lồ treo ờ nhà, nhưng người đang ăn năng tội lổi với Chúa.
Bác Tám trở về
Sau bao nhiêu năm bị tù đầy, thân hình của người phi công năm nào, nay đã trở thành một người da bọc sương, lưng thì gù, chân đi thì như nhắt lên không được, tay long thòn nhưng người không có cảm giát. Bà Tám là người gần gủi với Bác Tám nhất không thể ngăn được going nước mắt, tuy Bà là người đi thâm nuôi và đã biết được chông mình ra sao khi còn trong lao ngục.

Còn tiếp..

No comments:

Post a Comment